Một số lưu ý về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp

Góp vốn thành lập doanh nghiệp là một trong những vấn đề mà các chủ doanh nghiệp luôn quan tâm đến, vốn góp ảnh hưởng đến trách nhiệm tài sản trong quá trình hoạt động của công ty sau khi được thành lập và đưa hoạt động. Trong bài viết này, Kế toán Nhất Việt sẽ chia sẻ đến khách hàng một số lưu ý về tài sản góp vốn khi thành lập công ty.

một số lưu ý về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp
Một số lưu ý về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp

Những tài sản nào được phép góp vốn

Theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, những tài sản được phép đem góp vốn bao gồm:

+ Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam,
+ Ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Lưu ý: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản nêu trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Một số lưu ý về tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp

Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất

Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu

Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

mot so luu y ve viec gop von thanh lap doanh nghiep 2
Một số lưu ý về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp

Biên bản giao nhận tài sản góp vốn

Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;

c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;

d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đối với doanh nghiệp tư nhân

Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Thanh toán

Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.

Thời hạn chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Đối với Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên

+ Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

thời hạn chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn
Thời hạn chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Đối với Công ty cổ phần

+ Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn
+ Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

Định giá tài sản góp vốn

Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng:

+Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
+Tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận

Trường hợp do một tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn:

+ Thành viên, cổ đông sáng lập liên đới góp thêm số chênh lệch tại thời điểm kết thúc định giá.
+ Liên đới về trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Trên đây Kế toán Nhất Việt đã chia sẻ những quy định của pháp luật về tài sản góp vốn khi thành lập công ty. Nếu như khách hàng có khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ hay thắc mắc về bất kì vấn đề liên quan. Hãy liên hệ với Kế toán Nhất Việt để được hỗ trợ và tư vấn Miễn phí:

Thông tin liên hệ

✅ Văn phòng giao dịch: 10 Thuận An 4, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
✅ Hotline: 0905 430 439
✅ Zalo: Click TẠI ĐÂY (Tư vấn 24/7)
✅ Email: admin@ketoannhatviet.vn

Click TƯ VẤN NGAY