Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh và những thông tin cần biết không thể bỏ qua

Đăng ký địa điểm kinh doanh là một trong những công việc quan trọng mà ngành nghề nào cũng cần thực hiện trước khi bắt đầu kinh doanh. Đa số mọi người thường gặp rắc rối về thủ tục và các giấy tờ liên quan. Chính vì vậy, hôm nay, Kế toán Nhất Việt muốn chia sẻ cho bạn một số thông tin cần thiết để chuẩn bị hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh. Mời bạn cùng theo dõi nội dung bên dưới đây nhé.

hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh và những thông tin cần biết không thể bỏ qua
Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh và những thông tin cần biết không thể bỏ qua

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là nơi cá nhân hoặc tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh. Nó là cơ sở cố định nhưng không bao gồm kho lưu trữ tạm thời của hàng hóa/dịch vụ. Trước khi làm hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh, bạn cần phải nắm rõ những yêu cầu cơ bản sau:

  • Tên địa điểm kinh doanh: Bao gồm các chữ cái, số và ký hiệu đặc biệt, có thể viết bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt
  • Nơi đặt địa điểm kinh doanh: Có thể đặt ở chung hoặc khác tỉnh với vị trí của trụ sở chính và chi nhánh
  • Phạm vi ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề tại địa điểm kinh doanh phải giống với ngành nghề công ty mẹ và không được ghi trong giấy đăng ký địa điểm kinh doanh.\
địa điểm kinh doanh là gì ?
Địa điểm kinh doanh là gì ?

Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh gồm những gì?

Địa điểm kinh doanh là cơ sở để diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (là địa điểm kinh doanh hoạt động tương tự như trụ sở chính của doanh nghiệp), trong đó gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa và dịch vụ (theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).

Hầu hết các trường hợp đều không biết chính xác hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh gồm những loại giấy tờ nào. Dưới đây chính là các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc đăng ký địa điểm kinh doanh.

  • Giấy thông báo đăng ký địa điểm kinh doanh
  • Bản sao giấy chứng thực thông tin cá nhân (có thể là chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan chuyên trách cấp phép

Trong trường hợp nhờ người nộp hộ phải có thêm giấy ủy quyền và tờ khai thông tin cá nhân người được ủy quyền. Các tài liệu có đầy đủ chữ ký xác nhận rõ ràng, không được phép tẩy xóa hay viết bằng nhiều loại màu bút khác nhau.

hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh gồm những gì?

Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh

Để nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh, bạn có thể tham khảo 1 trong 2 cách sau đây.

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Từ khi có quyết định đăng ký địa điểm kinh doanh, bạn phải mang hồ sơ đã chuẩn bị tới trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn 10 ngày. Bạn tìm đến Phòng đăng ký kinh doanh để được cán bộ chuyên trách hỗ trợ thủ tục liên quan.

Ví dụ: Bạn muốn đăng ký địa điểm kinh doanh Đà Nẵng thì phải mang hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng.

hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh
Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh

Cách 2: Nộp hồ sơ qua cổng thông tin quốc gia

Nhằm hỗ trợ và giảm chi phí đi lại cho doanh nghiệp, hiện nay, nhà nước đã cho phép nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và lựa chọn phương thức nộp hồ sơ bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh
  • Bước 2: Ấn “Thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc” trong phần chọn loại hình đăng ký trực tuyến
  • Bước 3: Đến khi cần chọn loại hình, bạn ấn vào ô “Đăng ký địa điểm kinh doanh” và nhập thông tin doanh nghiệp/đơn vị chủ quản
  • Bước 4: Chọn tài liệu trong hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh, scan và tải lên để cập nhật trên hệ thống
  • Bước 5: Ký xác thực và ấn chọn “Nộp hồ sơ” để hoàn thiện

Thời hạn xử lý, giải quyết hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh

Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, bạn có thể nhờ cán bộ kiểm tra các tài liệu xem đã chính xác chưa. Nếu thiếu hoặc sai giấy tờ, bạn phải bổ sung trong thời gian sớm nhất. Sau đó quay lại nộp hồ sơ đăng ký hoàn thiện. Với trường hợp này, sau khoảng 4 đến 6 ngày là bạn sẽ nhận được kết quả (tính từ thời điểm nhận được bộ hồ sơ chính xác).

thời hạn xử lý, giải quyết hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh
Thời hạn xử lý, giải quyết hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh

Trong trường hợp nộp online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, nếu hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh hợp lệ, chỉ mất khoảng 3 ngày là bạn sẽ nhận được kết quả. Tuy nhiên, khi hồ sơ gặp vấn đề về giấy tờ, không thể thông qua, bên phía cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo lại để bạn hoàn thiện. Sau đó, bạn tiếp tục chờ cho đến khi được duyệt và nhận kết quả.

Một số câu hỏi thường gặp

Địa điểm kinh doanh có được sử dụng con dấu không?

Khi đã hoàn tất hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh, bạn không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng

một số câu hỏi thường gặp
Một số câu hỏi thường gặp

Mức thuế cho địa điểm kinh doanh là bao nhiêu?

Nếu bạn đã được cấp giấy phép đăng ký địa điểm kinh doanh thì phải đóng thuế môn bài cho cơ quan thuế nhà nước. Mức thuế cần nộp là 1.000.000 đồng/năm.

Chế độ kế toán và mẫu hóa đơn sử dụng cho địa điểm kinh doanh như thế nào?

Tùy vào trụ sở chính và chi nhánh doanh nghiệp, chế độ kế toán sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mẫu hóa đơn sử dụng cho địa điểm kinh doanh lại giống với mẫu hóa đơn ở trụ sở chính và chi nhánh.

Trên đây, Kế toán Nhất Việt đã hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh. Hy vọng bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn hoàn thiện giấy tờ đăng ký địa điểm kinh doanh. Nếu cần tư vấn và hướng dẫn mẫu văn bản hoặc thủ tục, đơn từ kế toán, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0905 430 439 để được giải đáp cụ thể.

Văn phòng giao dịch: 10 Thuận An 4, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
Hotline: 0905 430 439
Zalo: Click TẠI ĐÂY (Tư vấn 24/7)
Email: admin@ketoannhatviet.vn

Click TƯ VẤN NGAY