Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh để kinh doanh ?

Những  khách hàng đến với Kế toán Nhất Việt với mong muốn lập nghiệp luôn có chung một câu hỏi “ Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh ?” Để có thể trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta cần nắm rõ đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm của từng loại hình và xem xét xem loại hình nào mang đến nhiều lợi ích hơn. Trong bài viết dưới đây, Kế toán Nhất Việt sẽ làm rõ những vấn đề trên để khách hàng có thể lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp.

nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh để kinh doanh ?
Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh để kinh doanh ?

Giới thiệu chung về công ty và hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh là gì ?

Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP – VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”

Đặc điểm của hộ kinh doanh

Đối tượng thành lập hộ kinh doanh

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

đặc điểm hộ kinh doanh
Đặc điểm Hộ kinh doanh
Hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh mang tính chất thường xuyên, ổn định

Hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, có quy mô nghề nghiệp ổn định thì mới cần phải đăng ký.

Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Về Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh có quyền tự do đăng ký ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên trong hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn

Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ

Công ty

Công ty là gì ?

Công ty là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Đặc điểm của công ty

Đối tượng thành lập

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020

đặc điểm của công ty
Đặc điểm của Công ty
Ngành nghề kinh doanh

Công ty có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

Doanh nghiệp tự tra cứu ngành nghề kinh doanh tại HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM – Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ

Công ty phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và đáp ứng đủ điều kiện về vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh ngành nghề cần vốn pháp định

Các loại hình công ty
    • Theo Luật Doanh nghiêp 2020 , các loại hình hiện nay gồm có:
    • Công ty TNHH 1 thành viên. 
    • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
    • Công ty cổ phần
    • Công ty hợp danh
    • Doanh nghiệp tư nhân

Để có thể hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình mời bạn xem thêm: Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập ?

Ưu điểm và nhược điểm công ty và hộ kinh doanh

Ưu điểm của hộ kinh doanh

    • Thủ tục thành lập khá đơn giản và dễ dàng
    • Việc quản lý hoạt động kinh doanh đơn giản, phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ.
    • Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán ,chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.
    • Không phải thực hiện nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp mà chỉ phải tiến hành nộp thuế Thu nhập cá nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân.
    • Đóng mức thuế khoán cố định vào hàng tháng do cơ quan thuế ấn định và lệ phí môn bài tùy theo doanh thu của từng năm.
ưu điểm và nhược điểm của công ty và hộ kinh doanh
Ưu điểm và nhược điểm của công ty và hộ kinh doanh

Nhược điểm của hộ kinh doanh

    • Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc
    • Hộ kinh doanh không được xuất hoá đơn giá trị gia tăng nên nhiều khi sẽ hạn chế nguồn khách hàng
    • Do quy mô nhỏ nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn từ bên ngoài
    • Phạm vi kinh doanh hẹp hơn so với công ty. Một số ngành nghề kinh doanh sẽ không thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Ưu điểm của công ty

    • Công ty có được quy định về việc xuất hoá đơn giá trị gia tăng nên dễ mở rộng nguồn khách hàng.
    • Công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn
    • Một người hoặc một tổ chức có thể thành lập nhiều công ty
    • Ngành nghề kinh doanh đa dạng hơn hộ kinh doanh.
    • Công ty tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vì công ty có tư cách pháp nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Nhược điểm của công ty

    • Thủ tục thành lập công ty phức tạp hơn.
    • Thủ tục giải thể công ty cũng sẽ phức tạp hơn so với hộ kinh doanh.
    • Việc quản lý người lao động và hoạt động kinh doanh khó khăn và phức tạp do quy mô lớn

Trên đây là những chia sẻ của Kế toán Nhất Việt về đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm của công ty và hộ kinh doanh. Hi vọng với bài viết trên, quý khách hàng có thể tự trả lời cho chính mình câu hỏi “ Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh ?”. Nếu vẫn còn vướng mắc xoay quanh việc thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây:

Thông tin liên hệ

✅ Văn phòng giao dịch: 10 Thuận An 4, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
✅ Hotline: 0905 430 439
✅ Zalo: Click TẠI ĐÂY (Tư vấn 24/7)
✅ Email: admin@ketoannhatviet.vn

Click TƯ VẤN NGAY