Thủ tục thành lập doanh nghiệp đầu tiên mà mỗi cá nhân, tổ chức cần thực hiện đó là lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Việc làm này có vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Hãy cùng Kế toán Nhất Việt tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp nhé!
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có 4 loại hình công ty chính:
Loại hình doanh nghiệp 01 : Thành lập Công ty TNHH
Đây là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Được chia thành hai loại phụ:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có số thành viên từ 2 đến 50 thành viên góp vốn. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ công ty đã góp.
+ Ưu điểm
-
- Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
+ Nhược điểm:
-
- Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.
- Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Loại hình doanh nghiệp 02 : Thành lập công ty cổ phần
Đây là loại hình doanh nghiệp của công ty mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người mua cổ phần của công ty gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Mức độ tự do chuyển nhượng tùy theo tính chất của từng loại cổ phần (cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi có quyền biểu quyết và cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong ba năm đầu)
- Các cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp.
+ Ưu điểm:
-
- Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
- Trách nhiệm của các thành viên trong công ty là hữu hạn. Các thành viên không thể được kêu gọi trả bất cứ thứ gì nhiều hơn giá trị danh nghĩa của cổ phần mà họ nắm giữ.
- Cổ phần trong công ty có thể chuyển nhượng. Các thành viên có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho thành viên khác trong công ty.
- Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
+ Nhược điểm:
-
- Tất cả các quyết định quan trọng đều do Hội đồng quản trị thực hiện. Quá trình ra quyết định tốn nhiều thời gian. Vì vậy, nhiều cơ hội có thể phải trả giá vì sự chậm trễ trong việc ra quyết định.
- Việc quản lý các công ty vẫn nằm trong tay của nhiều người. Mọi điều quan trọng đều được thảo luận trong các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Do đó bí mật của doanh nghiệp không được đảm bảo.
Loại hình doanh nghiệp 03 : Doanh nghiệp tư nhân
- Theo quy định tại Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân toàn quyền quyết định các vấn đề doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
+ Ưu điểm:
-
- Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
- Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
+ Nhược điểm:
-
- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
Loại hình doanh nghiệp 04 : Công ty hợp danh
Đây là doanh nghiệp trong đó: Phải có ít nhất 02 thành viên (là cá nhân) là chủ sở hữu chung của Công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
+ Ưu điểm:
-
- Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
- Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
+ Nhược điểm:
-
- Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
- Trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.
Đối với mỗi loại hình công ty, chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Vì vậy, khách hàng nên cân nhắc dựa trên định hướng phát triển của công ty để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp.
Kế toán Nhất Việt đã phân tích và cung cấp đầy đủ những thông tin về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty. Nếu bạn đang cần tư vấn thêm hoặc còn có thắc mắc nào khác xoay quanh vấn đề lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp. Bạn có thể liên hệ đến Kế toán Nhất Việt theo địa chỉ sau đây:
Liên hệ với Kế toán Nhất Việt
✅ Văn phòng giao dịch: 10 Thuận An 4, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
✅ Hotline: 0905 430 439
✅ Zalo: Click TẠI ĐÂY (Tư vấn 24/7)
✅ Email: admin@ketoannhatviet.vn