6 Điểm Mới Trong Luật Doanh Nghiệp 2020 Kể Từ 01/01/2021

Nhằm bắt kịp với xu hướng hiện đại, các điều luật liên quan đến kinh tế, doanh nghiệp luôn có sự đổi mới. Do đó, các công ty, tập đoàn cần phải cập nhật thường xuyên để hiểu rõ và áp dụng vào kinh doanh. Cùng đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu 6 điểm mới trong Luật doanh nghiệp 2020 kể từ 01/01/2021 nhé!

6 điểm mới trong luật doanh nghiệp 2020 kể từ 01/01/2021
6 Điểm Mới Trong Luật Doanh Nghiệp 2020 Kể Từ 01/01/2021

Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp

So với Luật Doanh nghiệp 2014 thì Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm nhiều đối tượng không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh 6 đối tượng cũ bị cấm thành lập doanh nghiệp đã được nêu ra ở lần sửa đổi trước đó, bao gồm:

    • Các cơ quan nhà nước hoặc đơn vị vũ trang có ý định sử dụng tài sản của nhà nước để làm kinh doanh cá nhân.
    • Cán bộ công chức, viên chức,…
    • Các viên chức liên quan đến hàng ngũ Quân đội nhân dân như sĩ quan, hạ quan, quân nhân chuyên nghiệp…
    • Các cán bộ trong ban lãnh đạo, quản lý bên mảng nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Trừ các đối tượng đã được ủy quyền làm đại diện trước đó.
    • Đối tượng dưới 16 tuổi. Các cá nhân bị hạn chế về hành vi dân sự hoặc bị mất hoàn toàn năng lực dân sự.
    • Các cá nhân đang bị truy tố trách nhiệm hình sự, các hình phạt tù. Hoặc đối tượng đang bị xử lý hành chính tại các cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục,…

Luật doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm một đối tượng mới không được thành lập doanh nghiệp. Đó chính là: Các tổ chức là pháp nhân thương mại. Họ sẽ bị cấm hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực theo quy định của Bộ luật Hình sự.

những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp

Tên địa điểm kinh doanh

Trong luật doanh nghiệp 2014 có quy định tên địa điểm kinh doanh được viết như sau:

    • Sử dụng các chữ trong bảng chữ cái Việt Nam.
    • Các chữ W J Z F.
    • Các kí hiệu và chữ số được quy định trước đó.

Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm quy định rằng tên phải kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh”. Quy định này áp dụng cho văn phòng đại diện và chi nhánh.

Quy định về thông báo mẫu dấu

quy định về thông báo mẫu dấu
Quy định về thông báo mẫu dấu

Trong luật doanh nghiệp đã nêu ra trước khi sửa đổi quy định về con dấu bao gồm:

    • Phải thể hiện đầy đủ tên doanh nghiệp.
    • Mã số doanh nghiệp.
    • Trước khi sử dụng con dấu các doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký để công khai trên Cổng thông tin quốc gia.

Những thủ tục này khiến doanh nghiệp phải trải qua nhiều quy trình và yêu cầu phức tạp. Nhận thấy điều này, tại Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 đã tối ưu việc sử dụng con dấu bằng cách xóa bỏ bớt thủ tục và yêu cầu như sau:

    • Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
    • Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
    • Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

➦➦➦ Click ngay: Điều Kiện Thành Lập Công Ty Cổ Phần Có Gì Cần Lưu Ý

Thay đổi tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp Nhà nước

thay đổi tỷ vốn trong doanh nghiệp nhà nước
Thay đổi tỷ vốn trong doanh nghiệp nhà nước

Luật doanh nghiệp 2020 tại điều 88 đã có những bổ sung và thay đổi về tỷ lệ vốn. Doanh nghiệp nhà nước được phân chia thành:

    • Doanh nghiệp sẽ do bên Nhà nước nắm giữ 100% tổng vốn điều lệ.
    • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định ở điều trên.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Đây là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Bao gồm:

    • Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước.
    • Công ty mẹ của tổng công ty nhà nước.
    • Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
    • Hoặc là một công ty độc lập.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

Những công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên sẽ thuộc nhóm công ty này. Cụ thể như:

    • Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế.
    • Tổng công ty.
    • Công ty thuộc nhóm công ty mẹ – công ty con.
    • Công ty độc lập.

Bỏ quy định về thời hạn sở hữu cổ phần phổ thông

Tại khoản 2 điều 114 Luật kinh doanh hiện hành, đã xóa bỏ quy định nắm giữ cổ phần phổ thông thời gian ít nhất 6 tháng của cổ đông hoặc nhóm cổ đông. Điều này đã đảm bảo các cổ đông làm việc không ảnh hưởng đến công tác, hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó, cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm trong tay từ 05% trở lên tổng số cổ phần phổ thông có các quyền sau đây:

    • Báo cáo, xem xét, kiểm tra ghi chép về các khoản biên lai, tài chính, hợp đồng giao dịch liên quan đến bí mật kinh doanh và bí mật thương mại của doanh nghiệp.
    • Đại hội đồng cổ đông có cuộc họp triệu tập trong những trường hợp cần thiết.
    • Ban kiểm soát kiểm tra tỉ mỉ, cẩn thận những hoạt động quản lý, điều hành.

Tạm ngừng kinh doanh chỉ cần báo trước 3 ngày

Trong luật doanh nghiệp đã ban hành trước đó vào năm 2014, quy định doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký trong vòng 15 ngày. Tức là trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời gian đã thông báo.

Luật doanh nghiệp 2020 đã rút ngắn thời gian xuống còn 03 ngày. Đơn vị doanh nghiệp phải báo cáo trước khi ngừng kinh doanh hoặc hết thời hạn kinh doanh nếu còn tiếp tục.

Trên đây là 6 điểm mới trong Luật doanh nghiệp 2020 kể từ ngày 01/01/2021. Bạn đọc hãy tham khảo và trau dồi thêm kiến thức có hành trang vững chắc trong công tác kinh doanh của mình nhé!

Thông tin liên hệ

Văn phòng giao dịch: 10 Thuận An 4, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
Hotline: 0905 430 439
Zalo: Click TẠI ĐÂY (Tư vấn 24/7)
Email: admin@ketoannhatviet.vn

Click TƯ VẤN NGAY