Sau Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Cần Làm Gì ?

Hiện nay, việc “startup” ở giới trẻ đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều bạn trẻ đã bắt đầu việc kinh doanh riêng cho mình. Tuy nhiên, đối với nhiều người trẻ chưa có kinh nghiệm sẽ không biết được “sau khi thành lập công ty cần làm gì?”. Do đó, mà hầu hết các doanh nghiệp mới đều thiết sót, dẫn đến xử phạt không nên có. Cùng đọc bài viết ngay bên dưới để đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình nhé!

sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì
Sau Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Cần Làm Gì ?

Khắc dấu và ban hành Quyết định sử dụng mẫu dấu

Chi tiết Khắc dấu :

Điều đầu tiên trong list “sau khi thành lập công ty cần làm gì” mà bạn cần phải biết chính là khắc dấu, tạo con dấu riêng. Đây được xem như một minh chứng cho việc tồn tại của công ty. Con dấu là bằng chứng cho hợp đồng, văn kiện đó đã được công ty xét duyệt và thông qua. Để con dấu có giá trị và được chấp nhận, chủ doanh nghiệp cần phải chú ý những điều sau:

    • Nội dung in trên con dấu phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu.
    • Cung cấp đủ thông tin quan trọng như tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp.
    • Màu mực dấu sau khi in phải rõ nét.
    • Kích thước vừa phải, đúng theo quy định Luât doanh nghiệp 2020.

Trước đây, theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay theo Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 và tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định này đã chính thức được bãi bỏ. Theo đó, con dấu của doanh nghiệp, chỉ còn giữ lại các quy định gồm:

khắc dấu và ban hành quyết định sử dụng mẫu dấu
Khắc dấu và ban hành Quyết định sử dụng mẫu dấu
    • Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử (quy định mới được bổ sung trong Luật 2020);
    • Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp (bổ sung thêm);
    • Và việc quản lý và lưu giữ dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành;
    • Dấu được doanh nghiệp sử dụng trong các giao dịch (hiện nay là các trường hợp) theo quy định của pháp luật (bỏ quy định các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu).

Như vậy, theo Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định “doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng”, “các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu” và nội dung con dấu cũng không còn ấn định cụ thể nữa. Luật này khẳng định rất rõ là doanh nghiệp có quyền quyết định về nội dung con dấu của mình.

Mở tài khoản ngân hàng cho công ty

Hiện nay, công ty giao dịch các khoản tiền, chi phí với khách đều thông qua tài khoản ngân hàng. Vì theo quy định các hoạt động có khoản tiền chi trên 20 triệu phải chuyển khoản mới có thể khấu từ thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, kể từ 01/05/2021 theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/05/2021, thông tin về số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp đã có một số thay đổi như sau:

    • Bỏ thông tin về tài khoản ngân hàng trong các loại biểu mấu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
    • Trong thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông tin về tài khoản ngân hàng cũng đã được bãi bỏ.
mở tài khoản ngân hàng công ty
Mở tài khoản ngân hàng công ty

Như vậy, thông tin về tài khoản ngân hàng không còn là thông tin đăng ký thuế nữa. Vì vậy, sau khi thành lập, doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng không phải thông báo với bất kỳ cơ quan nhà nước nào.

Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu

Công việc tiếp theo là nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu. Đây được xem như là một bước quan trọng để bạn có thể sớm hoàn tất những nội dung công việc sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì của doanh nghiệp mình. Tùy thuộc vào quy định của từng chi cục mà hồ sơ đăng ký thuế ban đầu sẽ bao gồm nhiều mẫu biểu và số lượng mẫu biểu có thể khác nhau. Sau đây, Kế toán Nhất Việt sẽ liệt kê bộ hồ sơ khai thuế ban đầu cơ bản để các bạn tham khảo:

1. Công văn đăng ký hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp gồm : Hình thức kế toán, hình thức nhập xuất hàng hóa, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán, chế độ kế toán áp dụng, loại hóa đơn sử dụng.

2. Công văn đăng ký chế độ kế toán áp dụng gồm : Theo luật định hiện tại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC; nhưng đối với một số kế toán, khi học trên lý thuyết thì hệ thống tài khoản kế toán lại không theo thông tư 133 này. Cho nên, nếu muốn thuận tiện hơn cho công việc của mình, doanh nghiệp có thể làm công văn đăng kí chế độ kế toán áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Và doanh nghiệp phải cam kết sử dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 và thực hiện nhất quán trong năm tài chính.

3. Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định gồm : Doanh nghiệp phải đăng kí phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo thông tư 45/2013/TT-BTC với cơ quan thuế quản lý. Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định phổ biến hiện nay là: khấu hao theo đường thẳng; khấu theo theo số dư giảm dần có điều chỉnh; khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm;…

4. Giấy ủy quyền thực hiện công việc : Nếu bạn không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hãy chuẩn bị 1 giấy ủy quyền khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu. Thông thường các chi cục thuế mà chúng tôi tiến hành nộp hồ sơ sẽ không yêu cầu trình giấy ủy quyền này. Nhưng hãy chuẩn bị cho đúng trình tự, quy định của pháp luật.

Mua chữ ký số

hoàn thành giao dịch thông qua chữ ký số
Hoàn thành giao dịch thông qua chữ ký số

Chữ ký số hay còn được gọi bằng cái tên khác là chữ ký điện tử. Đối với các doanh nghiệp ở thời đại 4.0 này, thì đây được xem như là một trợ thủ đắc lực giúp các công ty hoàn thành các hồ sơ, thủ tục online. Hoặc, chủ doanh nghiệp cũng có thể sử dụng nó trong việc đăng ký bảo hiểm xã hội hay thực hiện các giao dịch qua ngân hàng,… Việc sử dụng chữ ký số sẽ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển, in ấn, đóng dấu,… qua lại giữa nơi làm thủ tục và doanh nghiệp.

Hiện tại hầu như tất cả các Chi cục thuế đều nhận tờ khai thuế, báo cáo thuế, hồ sơ khai thuế điện tử cũng như Tiền thuế điện tử qua mạng. Nếu muốn nộp được thì doanh nghiệp phải chữ ký số (để kê khai qua mạng) và Tài khoản ngân hàng (để nộp tiền thuế điện tử). Vậy nên các bạn nên mua ngay Chữ ký số (Có rất nhiều hãng, đủ mọi các loại giá khác nhau) … Các bạn nên chọn những bên uy tín như: Viettel, VNPT, FPT, BKAV …(nói chung là những hãng lớn, tuy chi phí nhiều hơn nhưng các vấn đề về kỹ thuật, hỗ trợ sẽ đảm bảo hơn).

Treo bảng hiệu công ty

Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi “Sau khi thành lập công ty cần làm gì?” chính là treo bảng hiệu công ty. Cũng như tên riêng của từng người, bảng hiệu công ty được coi như là “đánh dấu sự độc quyền” của công ty đó. Vậy nên, chủ doanh nghiệp cần xem xét đặt bảng hiệu tại trụ sở chính, chi nhánh cũng như văn phòng đại diện của công ty.

Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định Số: 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thì việc xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu. Doanh nghiệp sẽ bị Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi không treo biển hiệu.

Làm thủ tục phát hành hóa đơn

Hóa đơn thể hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổng quan các khoản chi tiêu một cách khoa học và đầy đủ. Doanh nghiệp đã đủ điều kiện hoạt động, tiến hành thủ tục đăng ký để sử dụng 2 loại hóa đơn:

    • Hóa đơn giấy: Được sự đồng ý của cục quản lý thuế và hoàn tất thủ tục in hóa đơn GTGT, hãy liên hệ ngay cơ sở in hóa đơn và phát hành.
    • Hóa đơn điện tử: Sau khoảng 2 ngày kể từ khi đăng ký, hồ sơ hóa đơn được thông báo. Bao gồm: quyết định sử dụng, thông báo phát hành và hóa đơn mẫu. Lúc này hóa đơn điện tử mới có hiệu lực sử dụng.

Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

Trong quá trình đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp, nếu còn thiếu sót các thông tin, giấy phép hay chứng chỉ nào đó, chủ doanh nghiệp cần phải hoàn thành một cách nhanh chóng. Tránh trường hợp khi có đoàn thanh tra đột xuất, công ty có thể bị xử phạt theo các quy định đã được ban hành.

Hơn thế nữa, đối với các công ty cổ phần, công ty TNHH,… cần phải thực hiện chính xác cam kết góp vốn trong thời hạn đã đưa ra là 90 ngày kể từ lúc cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp gặp phải sự cố ngoài ý muốn liên quan đến tài chính cũng khá nhiều hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, công ty cần làm giấy điều chỉnh giảm số vốn điều lệ.

Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế

tham gia bảo hiểm cho người lao động
Tham gia bảo hiểm cho người lao động

Bảo hiểm cho người lao động là một phần tất yếu không thể thiếu cho một doanh nghiệp. Nó thể hiện trách nghiệm của doanh nghiệp đó. Hồ sơ tham gia bảo hiểm bao gồm:

    • Thông tin, tờ khai BHXH, BHYT của doanh nghiệp tham gia.
    • Thông tin nhân viên đăng ký BHTNLĐ-BNN, BHXH, BHYT, BHTN.

Vấn đề về thuế là phần nhạy cảm liên quan đến pháp luật nhiều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng tìm hiểu rõ ràng trước khi đi vào hoạt động. Các giấy tờ về loại thuế được tiến hành thống kê báo cáo theo quy định. Bao gồm: Thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TDNT,…

Để các doanh nghiệp trẻ có thể dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về chủ đề “sau khi thành lập công ty cần làm gì”. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn được sử dụng Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ Công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Kế toán Nhất Việt để nhận được sự tư vấn hiệu quả, nhanh chóng với chi phí tiết kiệm nhất. Với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, nhiệt tình, công ty sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, những nhà doanh nhân tương lai sẽ biết được sau khi thành lập công ty cần làm gì? Từ đó giúp định hướng và triển khai những kế hoạch tiếp theo. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ theo địa chỉ được cung cấp bên dưới:

Thông tin liên hệ

✅ Văn phòng giao dịch: 10 Thuận An 4, Chính Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
✅ Hotline: 0905 430 439
✅ Zalo: Click TẠI ĐÂY (Tư vấn 24/7)
✅ Email: admin@ketoannhatviet.vn

Click TƯ VẤN NGAY